Thị trường thức ăn nhanh Việt Nam nửa đầu năm 2024: nhiều cơ hội và lắm thách thức

Nửa đầu năm 2024, thị trường thức ăn nhanh nói riêng và F&B tại Việt Nam phải đối mặt với không ít khó khăn cho thấy sự khốc liệt trong cạnh tranh và áp lực từ thị trường. Dù vậy, ngành F&B vẫn duy trì mức tăng trưởng ổn định nhờ thói quen tiêu dùng của người Việt.

Tổng quan thị trường F&B và thức ăn nhanh Việt Nam trong 6 tháng đầu năm 2024

Theo báo cáo từ iPOS.vn (2024), hơn 30.000 cơ sở kinh doanh ngành F&B đã phải đóng cửa, cho thấy sự khốc liệt trong cạnh tranh và áp lực từ thị trường. Tuy nhiên, ngành F&B vẫn có sự tăng trưởng đáng kể. Trong 6 tháng đầu năm 2024, ngành F&B Việt Nam đạt doanh thu 403,9 nghìn tỷ đồng, chiếm 68,46% doanh thu cả năm 2023. Tần suất đi ăn ngoài của người tiêu dùng Việt vẫn duy trì ổn định, với nhóm khách hàng ăn 1-2 lần/tuần tăng 4,1% so với năm trước. Bên cạnh đó, các yếu tố như thu nhập khả dụng tăng cao và thói quen tiêu dùng ngày càng hiện đại của thế hệ Gen Y, Gen Z đã đóng vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy sự tăng trưởng của ngành.

Tuy nhiên, thị trường cũng đối mặt với không ít thách thức. Sau đại dịch COVID-19, xu hướng tiêu dùng của người Việt chuyển sang ưu tiên các sản phẩm tốt cho sức khỏe và có nguồn gốc rõ ràng. Điều này buộc các thương hiệu thức ăn nhanh phải đổi mới thực đơn hoặc bản địa hóa sản phẩm để đáp ứng nhu cầu khách hàng. Đồng thời, sự cạnh tranh từ các món ăn đường phố giá rẻ, đa dạng và tiện lợi cũng gây áp lực không nhỏ cho các chuỗi cửa hàng lớn.

Năm nay, không ít thương hiệu quốc tế gặp khó khăn khi phải đóng cửa các chi nhánh lâu năm, như Starbucks Reserve Hàn Thuyên, Burger King, McDonald's Bến Thành. Những sự kiện này không chỉ phản ánh rõ nét sức ép từ thị trường mà còn là lời nhắc nhở cho các thương hiệu về tính linh hoạt và chiến lược phát triển bền vững.

Jollibee Việt Nam: Dấu ấn thành công giữa thách thức

Trong bối cảnh đầy biến động, Jollibee Việt Nam đã chứng minh khả năng thích ứng và phát triển bền vững, trở thành một trong những thương hiệu nổi bật nhất trên thị trường thức ăn nhanh. Gia nhập Việt Nam từ năm 2005, Jollibee không ngừng mở rộng quy mô và nâng cao chất lượng để đáp ứng thị hiếu khách hàng.

Báo cáo của Vietdata về doanh thu của một số chuỗi nhà hàng tại Việt Nam giai đoạn 2020 - 2022 (Ảnh: Internet)

Giai đoạn 2020-2023, Jollibee ghi nhận những cột mốc đáng kể về doanh thu và lợi nhuận. Theo số liệu từ Vietdata, doanh thu của Jollibee liên tục dao động trong 3 năm qua. Năm 2020, doanh thu đạt hơn 1.100 tỷ đồng, nhưng giảm 12% vào năm 2021 do ảnh hưởng của đại dịch. Thương hiệu nhanh chóng phục hồi với mức tăng trưởng 90% vào năm 2022, đạt gần 1.900 tỷ đồng, lợi nhuận sau thuế đạt hơn 68 tỷ đồng, với biên lợi nhuận khoảng 3,6%. Đây là con số ấn tượng, đưa Jollibee trở thành thương hiệu có lợi nhuận sau thuế cao nhất trong ngành thức ăn nhanh tại Việt Nam giai đoạn 2020-2022.

Bên cạnh đó, theo báo cáo mới nhất từ Campaign Asia và Milieu Insight, Jollibee đã vượt qua các đối thủ toàn cầu như KFC, McDonald’s và Burger King để trở thành thương hiệu thực phẩm hàng đầu tại Đông Nam Á năm 2024. Tại Việt Nam, quy mô hệ thống cửa hàng của Jollibee cũng tăng đáng kể, từ 150 cửa hàng vào đầu năm 2022 lên gần 200 cửa hàng trong năm 2024, chiếm 15% thị phần F&B. Những con số này không chỉ phản ánh sự ổn định trong kinh doanh mà còn cho thấy sức hấp dẫn của thương hiệu đối với người tiêu dùng Việt.

Chiến lược bền vững giúp Jollibee Việt Nam vươn xa:

Yếu tố quan trọng giúp Jollibee duy trì tăng trưởng trong bối cảnh khó khăn chính là chiến lược phát triển bền vững và sự linh hoạt trong kinh doanh. Từ năm 2019, Jollibee đã sở hữu nhà máy tại Khu công nghiệp Tân Kim mở rộng, Cần Giuộc, Long An, với diện tích 4.000 m². Nhà máy này không chỉ đáp ứng nhu cầu nội địa mà còn đảm bảo chất lượng sản phẩm ổn định, giúp thương hiệu có lợi thế cạnh tranh trong ngành.

Nhà máy của Jollibee tại Cần Giuộc - Long An

Đặc biệt, Jollibee chú trọng nghiên cứu thói quen tiêu dùng của người Việt để bản địa hóa thực đơn. Các món ăn như Gà Giòn Vui Vẻ hay Mì Ý sốt bò bằm được điều chỉnh công thức để phù hợp với khẩu vị địa phương, đồng thời giữ mức giá hợp lý. Sự nhạy bén trong việc nắm bắt nhu cầu khách hàng đã giúp Jollibee thu hút được nhiều tệp khách hàng, đặc biệt là thế hệ Gen Z – nhóm khách hàng yêu thích sự đổi mới và hiện đại.

Jollibee giữ vững tốc độ tăng trưởng, đồng tiếp tục thời mở rộng quy mô trong bối cảnh nhiều thách thức

Bên cạnh đó, Jollibee không chỉ tập trung vào các đô thị lớn mà còn mở rộng hệ thống cửa hàng tại nhiều tỉnh thành nhỏ hơn. Chiến lược này không chỉ giúp thương hiệu phân bổ hợp lý nguồn lực mà còn tạo điều kiện để tiếp cận khách hàng trên cả nước, ngay cả khi thị trường gặp biến động.

Thành công của Jollibee Việt Nam trong việc đạt mốc 200 cửa hàng là minh chứng rõ nét cho chiến lược phát triển bền vững và khả năng thích ứng linh hoạt trước những thách thức. Dù thị trường thức ăn nhanh Việt Nam vẫn còn nhiều khó khăn, Jollibee đã khẳng định vị thế là một đối tác tin cậy, không chỉ mang đến giá trị kinh doanh mà còn góp phần lan tỏa niềm vui ẩm thực đến mọi gia đình Việt Nam.

Ánh Dương

Tổ Quốc

Thương hiệu nổi tiếng Quốc gia

Tin khuyến mãi

TỶ GIÁ