Tận dụng tiềm năng của sợi gai: Cơ hội vàng cho ngành dệt may Việt Nam

Xuất phát từ một loại cây trồng truyền thống, dưới sự nghiên cứu và phát triển của Công ty CP Tập đoàn Đầu tư và Thương mại An Phước – Viramie, cây gai xanh từ những cành cây thô xơ đã đi qua một hành trình dài để thành những sợi chỉ mềm mại, mang theo tinh hoa của đất Việt, vươn ra thế giới. Sự chuyển mình từ cây gai thành sản phẩm tinh tế không chỉ phản ánh câu chuyện của một loại cây, mà còn là minh chứng cho sự sáng tạo không ngừng và tiềm năng phát triển mạnh mẽ của ngành dệt may Việt Nam, mở ra hàng loạt cơ hội đầu tư đầy hấp dẫn.

Tiềm năng phát triển từ món quà của thiên nhiên

Đi cùng với dòng chảy của lịch sử, qua các nền văn minh cổ đại của Trung Quốc, Ấn Độ, Malaysia,… cây gai đã được sử dụng như một nguồn nguyên liệu quý giá cho cả dệt may và sản xuất thực phẩm. Ngày nay, cây gai xanh càng khẳng định vị thế của mình trong ngành dệt may hiện đại, trở thành một nguồn nguyên liệu quý giá nhờ vào những đặc tính vượt trội của vỏ cây.

Vỏ cây gai được biết đến với những đặc tính nổi bật: sợi gai bền bỉ, dễ nhuộm màu và đặc biệt có khả năng kháng khuẩn cao. Sản phẩm từ cây gai không chỉ mang lại giá trị thẩm mỹ mà còn đảm bảo tiêu chuẩn vệ sinh cao, đáp ứng nhu cầu ngày càng khắt khe của người tiêu dùng. Vỏ cây còn có khả năng chống bám bẩn tự nhiên, kháng nấm mốc, và độ bền bỉ với ánh sáng, giúp cho sản phẩm vải từ cây gai luôn giữ được vẻ đẹp và chất lượng theo thời gian. Nhờ vào những đặc tính này, vải từ cây gai trở thành lựa chọn tối ưu cho nhiều ứng dụng khác nhau trong ngành thời trang. Không chỉ có thể chịu đựng được sự khắc nghiệt của quá trình giặt giũ, vải gai còn giữ được hình dáng và màu sắc bền đẹp, là nền tảng cho những sản phẩm thời trang chất lượng cao.

Vỏ cây gai xanh có giá trị lớn đối với ngành dệt may hiện nay. 

Bên cạnh tính ứng dụng cao, cây gai còn giúp giảm bớt gánh nặng cho người nông dân nhờ khả năng lưu gốc và thời gian khai thác lên đến 10 năm. Thay vì phải gieo trồng và thu hoạch chỉ 1 vụ như nhiều giống cây khác, cây gai xanh cho phép thu hoạch 4 đến 5 vụ mỗi năm. Sản lượng cây gai có tiềm năng phục vụ lâu dài cho ngành dệt nếu được phát triển đúng hướng. Theo quy hoạch phát triển cây gai xanh đến năm 2030, dự kiến cả nước sẽ đạt khoảng hơn 20 nghìn ha diện tích trồng.

Tại xã Cẩm Tú, huyện Cẩm Thủy, tỉnh Thanh Hóa, nhiều hộ dân đã hợp tác với Công ty CP Nông nghiệp An Phước để chuyển đổi cây trồng sang cây gai xanh trên các khu đất ven triền núi và đất dốc. Công ty cung cấp cây giống và vật tư theo hình thức trừ dần trong 5 năm đầu, đồng thời ký hợp đồng thu mua toàn bộ sản phẩm. Với diện tích trồng 2 ha cây gai xanh, mỗi năm các hộ dân có thể thu hoạch từ 4 đến 5 vụ, sản lượng đạt khoảng 1,4 tấn vỏ khô mỗi vụ, mang lại thu nhập có thể vượt quá 200 triệu đồng mỗi năm.

An Phước – Viramie: Tiên phong sợi gai xanh Việt Nam

Trong suốt gần một thập kỷ, Tập đoàn An Phước – Viramie đã khẳng định vị thế tiên phong trong việc phát triển ngành sợi gai xanh tại Việt Nam. Với sự hợp tác chặt chẽ với các nhà khoa học, nhà thiết kế và đối tác trong và ngoài nước, Tập đoàn đã không ngừng nghiên cứu và ứng dụng công nghệ hiện đại để tạo ra những sản phẩm sợi gai chất lượng cao, đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của thị trường.

Từ những ngày đầu được thành lập cho đến nay, Tập đoàn đã có những đóng góp quan trọng vào sự phát triển của ngành Công nghiệp phụ trợ dệt may Việt Nam. Tập đoàn không chỉ áp dụng mô hình sản xuất tiên tiến với công nghệ cao và cung cấp nguyên phụ liệu cho ngành dệt may, mà còn giải quyết việc làm cho người lao động và đóng góp đầy đủ vào ngân sách Nhà nước hàng năm, góp phần vào sự phát triển kinh tế - xã hội.

Để có được năng lực và thành quả đó, Tập đoàn đã triển khai dự án Nhà máy sản xuất sợi dệt kết hợp phát triển nguyên liệu cây gai tại xã Cẩm Tú, huyện Cẩm Thủy, tỉnh Thanh Hóa, với tổng đầu tư hơn 600 tỷ đồng. Nhà máy sử dụng công nghệ tiên tiến từ Ý, Đức và Trung Quốc, mỗi năm cung cấp 1.700 tấn sợi gai thành phẩm và khoảng 1.400 tấn xơ gai.

Nhà máy sợi gai An Phước có giá trị đầu tư hơn 600 tỷ đồng. 

Điểm đáng chú ý là với mô hình khép kín, nhà máy sản xuất sợi gai An Phước - Viramie có thể chủ động được nguồn giống cho nông dân, sau đó là hướng dẫn kỹ thuật và bao tiêu sản phẩm đầu ra. Hiện nay, sợi gai khô đang được nhà máy bao tiêu toàn bộ với giá từ 39.000 - 45.000 đồng/kg tùy theo phẩm cấp, chất lượng.

Với công nghệ hiện tại, An Phước sản xuất đa dạng các loại sợi 100% gai (ramie) và sợi gai hỗn hợp. Sản phẩm đều được tích hợp hệ thống truy xuất nguồn gốc, đáp ứng yêu cầu cao từ đối tác trong nước và quốc tế.

Nhà máy sợi gai An Phước nổi bật với mô hình sản xuất xanh và môi trường sạch, tạo dấu ấn tích cực trong ngành dệt may Việt Nam. Quy trình khép kín từ vùng nguyên liệu đến sản xuất không chỉ giúp giảm đáng kể lượng CO2 thải ra do vận chuyển, mà còn cho phép 60% nước thải được xử lý tuần hoàn và bùn thải được tái sử dụng trong sản xuất, từ đó hạn chế ô nhiễm môi trường ở mức tối thiểu.

Nước sinh hoạt và nước thải tại nhà máy sẽ được xử lý tuần hoàn để tái sử dụng.

Các sản phẩm có nguồn gốc từ sợi gai xanh hiện nay rất được ưa chuộng nhờ tính kháng khuẩn, chống nhăn và bền bỉ theo thời gian.

Cơ hội vàng cho các nhà đầu tư

Tập đoàn An Phước - Viramie đang trong quá trình mở rộng quy mô sản xuất và phát triển các sản phẩm từ cây gai xanh, tạo ra nhiều cơ hội đầu tư hấp dẫn cho các nhà đầu tư. Với định hướng trở thành tập đoàn hàng đầu trong lĩnh vực nghiên cứu và sản xuất sợi gai, An Phước cam kết phát triển bền vững và nâng cao chất lượng sản phẩm, mở ra nhiều triển vọng phát triển cho cả ngành dệt may trong nước và quốc tế.

Chúng tôi muốn kêu gọi sự hợp tác từ các nhà đầu tư nhằm gia tăng nguồn nguyên liệu đầu vào và cải thiện chuỗi cung ứng. Việc đầu tư vào các dự án trồng cây gai xanh và nâng cao công nghệ chế biến sẽ không chỉ đem lại lợi ích kinh tế cho các bên mà còn góp phần bảo vệ môi trường và phát triển cộng đồng bền vững.

Ngọc Nghiêm

Thương hiệu nổi tiếng Quốc gia

Tin khuyến mãi

TỶ GIÁ