DN đằng sau nhà máy thủy điện đầu tiên ở Việt Nam có đường hầm dẫn nước xuyên núi đào bằng tay: Doanh thu hàng nghìn tỷ

Được biết, công trình đường hầm xuyên núi của Thủy điện Ankroet được đào thủ công với muôn ngàn hiểm nguy rình rập. Những vật tư, thiết bị nào có thể tháo rời được đều được tháo rời, rồi “tận dụng” sức dân phu luồn rừng, lội suối kéo, cõng vào.

 

Được biết đến là nhà máy thủy điện đầu tiên ở Việt Nam, nhà máy thủy điện Ankroet được khởi công xây dựng từ năm 1942 và đến năm 1945 thì hoàn thành.

Nhà máy thủy điện Ankroet nằm sâu trong thung lũng Dan Kia - Suối Vàng, giữa rừng thông, cách TP Đà Lạt (tỉnh Lâm Đồng) khoảng 15km. Thủy điện Ankroet có kiến trúc hài hòa với thiên nhiên, tổng thể công trình trông như biệt thự nghỉ dưỡng chứ không mang dáng dấp của công xưởng. Hầu hết hạng mục công trình được xây dựng bằng đá chẻ và liên kết bằng mạch vữa.

Nhà máy có công suất thiết kế ban đầu là 600kW, hòa điện với nhà máy điện diesel Đà Lạt. Công trình chủ yếu cấp điện cho các biệt thự quanh vùng.

Theo thiết kế ban đầu của người Pháp, đập - hồ Ankroet là đập tự tràn xây bằng đá chẻ dài 97 m, cao 10 m, dung tích hồ chứa 1 triệu m3 nước. Cửa nhận nước và đường hầm xuyên núi dài 536 m hình móng ngựa với đường kính 1,65 m và có giếng thủy áp cuối đường hầm cao 44 m (đường kính 4 m). Đường ống thủy lực nối xuống nhà máy bằng thép dài 160 m. Tại nhà máy lắp đặt 2 tổ máy, mỗi máy 300 kW, tuốc bin hiệu BELL, máy phát hiệu CEM-LEHAVRE do Mỹ sản xuất.

Công trình do người Pháp thi công trong nhiều năm mới hoàn thành trong bối cảnh chủ yếu dựa vào sức người và công cụ hỗ trợ thô sơ.

Theo chia sẻ của ông Trần Ngọc Vĩnh Phúc - Quản đốc nhà máy thủy điện Ankroet với Báo Lâm Đồng, để có thể xây dựng thành công nhà máy thủy điện trong điều kiện không có máy móc hỗ trợ đã có hàng ngàn công nhân xây dựng được điều động từ mọi miền của đất nước về đây và các chuyên gia ra sức làm việc không mệt mỏi.

Với đặc thù công việc nặng nhọc và hoàn toàn mới lúc bấy giờ, cộng với đói rét, bệnh tật nhưng trong điều kiện thiếu thuốc men đã khiến không ít người ngã bệnh, phải ra đi trước ngày thủy điện được hoàn thành.

Với lòng thành kính biết ơn, để tưởng nhớ đến những con người đã hy sinh cho công cuộc xây dựng công trình thế kỷ, những thế hệ sau của nhà máy đã cho xây dựng một bia tưởng niệm ở phía tay trái nhà máy, nơi có cảnh quan yên tĩnh để ghi nhớ công ơn cũng như an ủi phần nào linh hồn những người đã khuất.

Được biết, công trình đường hầm xuyên núi của Thủy điện Ankroet được đào thủ công với muôn ngàn hiểm nguy rình rập. Những vật tư, thiết bị nào có thể tháo rời được đều được tháo rời, rồi “tận dụng” sức dân phu luồn rừng, lội suối kéo, cõng vào.

Quanh lối vào còn trưng bày hệ thống máy móc, tuabin, bánh xe công tác... từng vận hành những năm đầu xây dựng.

Sau các lần cải tạo, công suất nhà máy hiện nay được nâng lên 4.400 kW, điện lượng thiết kế trung bình năm: 21,66 triệu kWh.

Hiện nay, Thủy điện Ankroet không còn giữ vai trò quan trọng trong việc cung cấp điện như trước đây song đây là công trình thủy điện có nhiều yếu tố cốt lõi có giá trị về lịch sử, kỹ thuật xây dựng, công nghệ và kiến trúc cảnh quan. Nhà máy Thủy điện Ankroet là địa điểm thu hút du khách thập phương lui tới với cả ngàn lượt du khách đến tham quan mỗi năm.

Hiện nay, nhà máy thủy điện Ankroet do Công ty Điện lực Lâm Đồng thuộc Tổng Công ty Điện lực miền Nam quản lý, vận hành.

Công ty Điện lực Lâm Đồng được thành lập ngày 7/8/1976 với tên gọi là Sở Quản lý và Phân phối điện Lâm Đồng, trên nền tảng tiếp quản Trung tâm Điện lực Đà Lạt, Trung tâm Điện lực Bảo Lộc và Hợp tác xã điện nông thôn Tuyên Đức.

Trải qua 45 năm xây dựng và phát triển, đến nay công ty đã phát triển với trình độ quản lý lưới điện hiện đại, rộng khắp, góp phần đảm bảo cung ứng điện cho phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh và đời sống của nhân dân. Tốc độ tăng trưởng điện thương phẩm bình quân hàng năm trong giai đoạn 2016 - 2020 là 8,84 %/năm.

Theo thông tin trên Cổng thông tin điện tử Tỉnh Lâm Đồng, năm 2022, Công ty Điện lực Lâm Đồng đã sản xuất được 18,30 triệu kWh; tăng 7,20% so với cùng kỳ năm 2021; tổng sản lượng thương phẩm toàn Công ty ước thực hiện năm 2022 là 1.660 triệu kWh; tăng 14,84% so với cùng kỳ năm 2021.

Doanh thu bán điện toàn Công ty Điện lực Lâm Đồng ước thực hiện năm 2022 là 3.217 tỷ đồng, tăng 16,57% so với cùng kỳ 2021; đạt 108,87% so với kế hoạch Tổng công ty giao.

Trong 4 tháng đầu năm 2023, Điện lực Lâm Đồng đã sản xuất 3,604 triệu kWh điện; đạt 20,02% so với kế hoạch Tổng công ty giao (18 triệu kWh); giảm 4,84% so với cùng kỳ năm 2022 (3,787 triệu kWh).

Sản lượng điện thương phẩm toàn Tổng công ty thực hiện trong 4 tháng đầu năm là 615,06 triệu kWh; đạt 35,15% so với kế hoạch Tổng công ty giao (1.750 triệu kWh); tăng 14,29% so với cùng kỳ năm 2022 (538,17 triệu kWh). Doanh thu bán điện chưa thuế lũy kế là 1.200 tỷ đồng; tăng 15,12% so với cùng kỳ năm 2022.

Lũy kế 4 tháng đầu năm 2023, Công ty phát triển được 5.143 khách hàng, tổng số khách hàng đến 30/4/2023 là 453.982 khách hàng. Trong đó có 391.371 khách hàng ASSH (chiếm 86,21%) và 62.611 khách hàng ngoài mục đích sinh hoạt (chiếm 13,79%).

Năm 2023, Tổng công ty giao kế hoạch vốn ĐTXD cho Công ty Điện lực Lâm Đồng là 88,78 tỷ đồng. Công ty đã phân bổ chi phí cho các đơn vị lập phương án thực hiện đầu tư gồm: 5 công trình lưới điện 110kV (4 công trình chuyển tiếp và 1 công trình mới); 16 công trình lưới điện phân phối (4 công trình chuyển tiếp); 1 công trình kiến trúc chuyển tiếp đã hoàn thành; 1 công trình trả nợ gốc các công trình vốn vay. Hiện các công trình kế hoạch 2023 đang triển khai thực hiện. Tổng giá trị giải ngân đến hết tháng 4/2023 là 11,05 tỷ đồng; đạt 12,44% kế hoạch Tổng công ty giao.

 

Thương hiệu nổi tiếng Quốc gia

Tin khuyến mãi

TỶ GIÁ