Tăng lương và năng suất lao động: Những bức xúc “chưa bao giờ cũ”

Tăng lương là xu hướng xu hướng tất yếu khi đất nước phát triển, tuy nhiên, việc tăng lương không tương xứng với năng suất lao động đặt ra nhiều hệ lụy.

Công bố mới đây của Tổ chức Lao động quốc tế về năng suất lao động Việt Nam (VN) thấp nhất khu vực Châu Á Thái Bình Dương khiến chúng ta phải xem xét, đánh giá lại nhiều vấn đề liên quan.

p/So sánh tốc độ tăng trưởng năng suất lao động và lương trung bình với các quốc gia trong khu vực.p/Nguồn: VEPR và Jica VN

So sánh tốc độ tăng trưởng năng suất lao động và lương trung bình với các quốc gia trong khu vực. Nguồn: VEPR và Jica VN

“Lệch cân” sang nhu cầu sống tối thiểu

Tiền lương của DN ở VN đang thực hiện theo nguyên tắc của thị trường, bằng cơ chế thoả thuận giữa người lao động và người sử dụng lao động thông qua hợp động lao động, thỏa ước lao động tập thể, tức là tuân theo quy luật giá trị, quy luật cung cầu. Nhà nước chỉ can thiệp vào vấn đề này thông qua chính sách lương tối thiểu để bảo vệ người lao động yếu thế.

Để bảo đảm khả năng của DN chúng ta lựa chọn cách tăng dần mức lương tối thiểu, tuy nhiên, nhìn lại quá trình tăng lương tối thiểu từ năm 2008-2017 cho thấy, sau 10 lần điều chỉnh liên tục hàng năm, lương tối thiểu đã tăng từ mức 450.000 đồng/tháng lên mức bình quân 3.138.000 đồng/tháng, tăng 5,97 lần, mức tăng bình quân 18,52%/năm, con số này vượt hết tất cả các chỉ số như GDP tăng trung bình 6,7 %, CPI tăng 10,7 %, nếu tính chỉ số giá lương thực, thực phẩm cũng chỉ tăng gần 13%. Đặc biệt, tốc độ tăng lương tối thiểu đã nhanh hơn nhiều so với mức tăng năng suất lao động, hiện chỉ ở mức gần 4%.

Lý do của việc tăng lương tối thiểu thời gian qua là sự chú trọng quá nhiều vào việc bảo đảm nhu cầu sống tối thiểu của người lao động thay vì bảo đảm hài hòa với các tiêu chí khác như điều kiện kinh tế - xã hội và mặt bằng tiền công trên thị trường.

Trong khi nhu cầu sống tối thiểu là tiêu chí có tính tương đối và luôn thay đổi khi điều kiện kinh tế xã hội thay đổi và tiêu chí về điều kiện kinh tế - xã hội được cụ thể ra khá nhiều tiêu chi như GDP, CPI, NSLĐ, khả năng chịu đựng của DN, việc làm, thất nghiệp, mối quan hệ tiền lương với khu vực hành chính, sự nghiệp, đánh giá tác động của việc tăng lương tối thiểu….

Mặt khác, cần phải chú ý đến đặc thù của thị trường lao động ở nước ta trong giai đoạn hiện nay còn nhiều ngành nghề thuộc nhiều lĩnh vực gia công, chế biến và cơ khí lắp ráp, những ngành này sử dụng nhiều lao động với trình độ chuyên môn kỹ thuật vừa phải và tạo ra giá trị sáng tạo mới không cao, do vậy khó có điều kiện trả mức lương cao mà chỉ cao hơn mức lương tối thiểu chút ít. Khi điều chỉnh mức lương tối thiểu lập tức các mức lương cũng phải điều chỉnh theo, cộng thêm chính sách tăng lương hàng năm của DN làm cho “gánh nặng” chi phí lên DN ngày một tăng. Trong khi đó, năng suất lao động- chỉ tiêu sống còn của DN, ngành và cả nền kinh tế lại tăng chậm và chưa thực sự được phản ánh đúng tầm.

Cần chính sách “ghìm” lương

Do đó, để giải quyết hài hòa mối quan hệ tiền lương và năng suất lao động trong giai đoạn hiện nay, ở khía cạnh tiền lương tối thiểu cần xem xét kỹ các tiêu chí đã quy định trong điều 91 của Bộ luật Lao động một cách hài hòa, chú ý xem xét đến năng suất lao động, khả năng của DN cũng như yếu tố cạnh tranh quốc gia. Rà soát lại mức độ ảnh hưởng của chính sách lương tối thiểu và các chính sách khác làm tăng chi phí đầu vào của DN để xác định mức tăng và lộ trình tăng cho phù hợp cũng như nghiên cứu cơ chế áp dụng lương tối thiểu linh hoạt, ví dụ DN nhỏ, DN starup có thể áp dụng 70-80% lương tối thiểu, tạo cơ hội cho DN phát triển. 
Đặc biệt tiến tới nghiên cứu quy định lương tối thiểu theo giờ để thuận lợi cho lao động làm công việc không trọn thời gian, và có lộ trình áp dụng lương tối thiểu ra khu vực phi chính thức.

Theo báo cáo của VEPR lương tối thiểu tăng ở mức trung bình hàng năm của VN đạt hai con số trong giai đoạn 2007-2015, vượt xa tốc độ tăng trưởng GDP bình quân đầu người và chỉ số giá tiêu dùng.

Việc tăng lương là xu hướng toàn cầu và là tất yếu trong quá trình phát triển. Mà hệ quả sẽ dẫn tới câu chuyện dịch chuyển sản xuất, chạy vòng, nếu trước đây Trung Quốc là công xưởng của thế giới, sau đó khi nước này tăng giá nhân công lên đã có sự dịch chuyển sang VN, và nếu chi phí VN tiếp tục tăng thì cũng sẽ dẫn đến dịch chuyển sang thị trường khác như Ấn Độ.

Do đó, để bảo vệ lợi thế về lao động của VN, Nhà nước cần có chính sách “ghìm” tăng lương lại, tính toán lại lộ trình tăng lương cũng như tỉ lệ tăng lương đảm bảo hài hoà, hỗ trợ nhà đầu tư giảm chi phí, tăng tích luỹ, đặc biệt trong các ngành thâm dụng nhiều lao động như dệt may, da dày, lắp ráp…Có thể giãn lộ trình 2-3 năm/lần, tỉ lệ căn cứ cao nhất chỉ bằng chỉ số trượt giá để đảm bảo tiền lương thực tế của người lao động.

Cùng với đó, chính sách về BHXH, BHYT cũng cần rà soát phù hợp bởi điều kiện của các DN là khác nhau mà phải áp dụng một chính sách BHXH bắt buộc như nhau thì phù hợp với DN lại gây khó khăn cho DN khác không có điều kiện để thực hiện được. Sắp tới, BHXH tăng từ 4,5- 6% lương cơ sở sẽ là thách thức lớn với DN.

Về phía các DN, cần rà soát các quy định về tiền lương. Hiện nhiều DN rất “hào phóng”, quy định tăng 5-7% lương/1 thâm niên lao động nhưng không quy định trần. Dẫn tới có nhiều DN thành lập từ năm 1994-1995, thâm niên lao động lên tới 24 năm, quỹ lương của DN sẽ phình to qua các năm, trong khi Nhà nước không quy định bắt buộc. Đồng thời, điều này tạo sự bất bình đẳng giữa những lao động làm việc đơn giản với lao động đòi hỏi cao trong cùng một DN. DN có thể nghiên cứu trả lương theo việc, tuỳ công việc nào muốn khuyến khích người lao động gắn bó có thể trả lương thâm niên.

Hoặc các chính sách riêng của DN nhằm hỗ trợ thêm thu nhập cho người lao động tọa sự gắn bó của lao động với DN cần phải giải trình, phân tích rõ để xác định các khoản thu nhập phải đóng BHXH và những khoản không phải đóng BHXH. Quá trình rà soát cần phải được tiến hành đồng thời nhằm tạo sự hợp lý minh bạch, hai hài giữa chính của DN và quy định chung của Nhà nước.

Tin cùng loại

Thương hiệu nổi tiếng Quốc gia

Tin khuyến mãi

TỶ GIÁ