Trong bối cảnh khủng hoảng, để vượt qua gian khó, các công ty cần nỗ lực tập trung vào hiệu suất tổ chức. Không những vậy, khi công ty có thể nâng cao hiệu quả làm việc, đây sẽ là động lực và đà phát triển cho công ty khi bước vào giai đoạn phục hồi.
Cơ cấu lại doanh nghiệp
Khi doanh nghiệp gặp khủng hoảng, cần ưu tiên cho những giải pháp liên quan đến vấn đề tài chính. Đó có thể những giải pháp về tái cơ cấu vốn, tài sản hoặc là cắt giảm chi phí vận hành nhằm tinh gọn bộ máy, tối ưu chi phí cho doanh nghiệp.
Cơ cấu lại doanh nghiệp để ttrở thành một tổ chức hiệu suất không chỉ là điều cần thiết để vượt qua khủng hoảng mà còn là một nhu cầu của tổ chức. Nghiên cứu của Mike Michalowicz, tác giả sách "Fix This Next", đã chỉ ra tổ chức cũng có "nhu cầu". Dựa trên tháp nhu cầu của Maslow, ông nhận định công ty luôn có nhu cầu từ thấp nhất là nhu cầu có tiền, bậc 2: ổn đỉnh với việc có lợi nhuận, bậc 3: trở thành tổ chức hiệu suất, bậc 4: được xã hội, nhân viên, đối thủ công nhận và cao nhất là nhu cầu trở thành di sản.
Do đó, tập trung vào việc nâng cao hiệu suất, giảm bớt các chi phí nên là chiến lược trọng tâm và nếu được nên đưa từ khóa "hiệu suất" trở thành DNA của mỗi tổ chức.
Cần xây dựng hệ thống quản trị hiệu suất cho tổ chức
Khi áp dụng hệ thống Quản trị hiệu suất theo BSCvsKPI, tổ chức sẽ phát triển một cách cân bằng hơn. Do hệ thống yêu cầu doanh nghiệp ngay từ đầu thiết lập chiến lược phải theo quan điểm có đủ các chiến lược thuộc 4 viễn cảnh: tài chính, khách hàng, nội bộ và quy trình, học và phát triển. 4 viễn cảnh tạo ra sự cân bằng bên trong và bên ngoài cho tổ chức, từ đó ngăn chặn các khủng hoảng chiến lược.
Cùng với đó, các chiến lược có các thước đo mục tiêu (KPI chiến lược) được phân tách và phân bổ xuống tận các vị trí kết hợp với những thước đo hiệu suất (KPI dẫn) tạo ra một thẻ KPI vị trí hoàn hảo để các thành viên tổ chức biết được cách thức làm việc cũng như yêu cầu công việc cần hoàn thành. Khi nhân viên có các thẻ KPI, họ sẽ tập trung vào đạt được các chỉ tiêu, không mất tập trung làm những công việc thiếu hiệu quả khác. Hiệu suất của nhân viên được nâng cao.
Xu hướng chuyển đổi số
Chúng ta đang sống trong thế kỷ 21, cùng với sự phát triển của cuộc CMCN 4.0 và diễn biến phức tạp của dịch Covid-19. Dễ dàng nhận thấy sự tác động của công nghệ lên mọi mặt của đời sống con người.
Nhờ chuyển đổi số trong doanh nghiệp, cấp lãnh đạo có thể hoàn toàn chủ động trong việc theo dõi các báo cáo, đánh giá hoạt động của doanh nghiệp, hiệu suất làm việc của nhân viên bất cứ lúc nào nhờ hệ thống theo dõi và báo cáo tự động. Nhờ đó, tất cả thông tin và số liệu về công việc đều được thể hiện rõ ràng, minh bạch, chính xác và nhanh chóng. Những số liệu này giúp ích cho lãnh đạo rất nhiều trong quá trình ra quyết định và hoạch định chiến lược quản trị.
Bằng việc chuyển đổi số, doanh nghiệp có thể thực hiện các tác vụ một cách tự động, giúp tiết kiệm thời gian, chi phí rất nhiều so với các cách thủ công trước đây. Nhờ đó, áp lực công việc liên quan đến xử lý số liệu của nhân viên cũng được giảm bớt, giúp họ tập trung hơn vào chuyên môn để tạo ra các giá trị tích cực cho doanh nghiệp và nâng cao hiệu quả hoạt động, kinh doanh.
Tập trung xây dựng hình ảnh
Nên nhớ rằng, một trong những lý do khiến khách hàng, đối tác lựa chọn doanh nghiệp của bạn là vì hình ảnh và sự uy tín của thương hiệu trên thị trường. Vì vậy, để vượt qua khủng hoảng, các doanh nghiệp cần tập trung xây dựng hình ảnh để họ cảm nhận được rằng đã đặt niềm tin đúng chỗ.
Các nghiên cứu công phu đã cho thấy, ngày nay hình ảnh doanh nghiệp đóng một vai trò mang tính quyết định đối với sự thành bại của doanh nghiệp. Nhiều nghiên cứu đã khẳng định người tiêu dùng quyết định mua hàng dựa trên nhận thức của họ về thương hiệu nhiều hơn là tính thực tế của bản thân sản phẩm… Chẳng hạn, một nghiên cứu khá quy mô về người tiêu dùng trên phạm vi toàn nước Mỹ cho thấy 89% người tiêu dùng cho rằng danh tiếng công ty là yếu tố quyết định trong việc chọn mua sản phẩm. Đúng như lời một giám đốc marketing của một tập đoàn hàng đầu tại nước Mỹ: “Lợi thế cạnh tranh bền vững duy nhất của bất kỳ ngành kinh doanh nào chính là danh tiếng của nó”.
Hình ảnh tích cực của doanh nghiệp sẽ tạo nên danh tiếng và uy tín của doanh nghiệp, từ đó mang lại giá trị thương hiệu cho công ty và góp phần hỗ trợ mạnh mẽ cho các thương hiệu sản phẩm của công ty. Và ngược lại, trong một mối quan hệ tương hỗ, chính các thương hiệu sản phẩm mạnh sẽ hỗ trợ rất lớn cho danh tiếng của công ty đó. Doanh nghiệp có thương hiệu mạnh thì dễ nổi tiếng và ngược lại doanh nghiệp nổi tiếng sẽ dễ dàng xây dựng được thương hiệu mạnh.
Trong thực tế hiện nay, một doanh nghiệp có thể sở hữu một hoặc nhiều thương hiệu khác nhau. Nhưng việc xây dựng hình ảnh doanh nghiệp và phát triển thương hiệu luôn luôn không thể tách rời. Đó chính là bài học thành công của những doanh nghiệp phát triển hàng đầu hiện nay ở Việt Nam cũng như trên toàn thế giới.
Đẩy mạnh chiến dịch marketing
Doanh nghiệp xây dựng sẽ khó có thể vượt qua thời kỳ khủng hoảng nếu như không có chiến lược marketing đúng đắn để mở rộng tệp khách hàng, cải thiện doanh thu.
Càng trong giai đoạn khó khăn, các doanh nghiệp xây dựng càng cần phải thay đổi, chuyển mình và xây dựng chiến lược marketing khác biệt. Bởi vì, khi thực hiện chiến dịch marketing, doanh nghiệp xây dựng sẽ tăng được độ nhận diện thương hiệu, thu hút khách hàng tiềm năng; giúp hình ảnh doanh nghiệp chuyên nghiệp hơn trong mắt khách hàng; hiểu rõ đối thủ cạnh tranh để có những giải pháp phù hợp.
Nghiêm Ngọc