EVFTA được ký kết thúc đẩy xuất khẩu giày dép tốt hơn

Xuất khẩu ngành da giày 2017 đạt 18 tỷ USD, tăng 10,7% so với 2016. Các doanh nghiệp đang rất kỳ vọng vào Hiệp định Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam-EU (EVFTA) sẽ được ký kết trong năm 2018 để giúp cho xuất khẩu vào thị trương EU tốt hơn

Các doanh nghiệp da giày kỳ vọng EVFTA sớm được ký kết để tăng xuất khẩu sang thị trường EU được
Các doanh nghiệp da giày kỳ vọng EVFTA sớm được ký kết để tăng xuất khẩu sang thị trường EU.

Xuất khẩu giày dép, túi xách sang thị trường châu Âu (EU) sẽ được cải thiện hơn khi Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam-EU (EVFTA) được ký kết, bà Phan Thị Thanh Xuân, Phó chủ tịch kiêm Tổng thư ký Da – Giày – Túi xách Việt Nam (Lefaso) nhận định khi nói về triển vọng xuất khẩu của ngành trong năm 2018.

Thưa bà, năm 2017, xuất khẩu ngành da giày đã chạm 18 tỷ USD, con số mà ngành không dám kỳ vọng từ đầu năm do lo ngại ảnh hưởng từ việc Mỹ rút khỏi TPP. Đâu là những điểm khác của xuất khẩu ngành trong năm qua?

Tăng trưởng xuất khẩu của ngành da giày liên tục ở mức cao trong suốt  2013 – 2016 và 2017 cũng vậy, đạt 18 tỷ USD. Đây là con số lúc đầu ngành không dám kỳ vọng, nhưng cuối cùng thì kết quả sản xuất kinh doanh xuất khẩu của toàn ngành đã chạm được con số này, tăng gần 11%, trong đó giày dép là  chủ lực với 14,7 tỷ USD, túi xách 3,26 tỷ USD và Lefaso nhận định, xuất khẩu da giày còn dư địa để tăng trưởng tiếp trong những năm tới.

Dẫu vậy, trong năm qua, cơ cấu  thị trường xuất khẩu của chúng ta đã có sự thay đổi rõ rệt. Trước đây EU là thị trường chính và lớn nhất của ngành thì nay đã tụt xuống vị trí thứ 2, sau Hoa Kỳ. Điều này cũng phản ánh sức tiêu thụ của thị trường EU đã có sự suy giảm và hơn hết, các doanh nghiệp rất kỳ vọng vào Hiệp định EVFTA sẽ được ký kết trong năm 2018 để giúp cho khôi phục thị trương EU tốt hơn.  

Hiện, xuất khẩu sang EU chỉ chiếm tỷ trọng 31,4% trong tổng kim ngạch xuất khẩu, trong khi thị trường Mỹ đang dẫn đầu với mức tăng trưởng tốt và ổn định, từ 10-20%, với tỷ trọng lên tới 34,8%.

Trung Quốc đã trở thành thị trường xuất khẩu trên 1 tỷ USD của ngành giày dép trong năm qua, bà nhận định ra sao về  triển vọng xuất khẩu giày dép  sang Trung Quốc?

Xuất khẩu giày dép sang Trung Quốc đã vượt 1 tỷ USD, đưa Trung Quốc thành thị trường xuất khẩu lớn thứ 3, “qua mặt” thị trường Nhật Bản vốn đứng vị trí  này từ nhiều năm nay. Tôi cho rằng, xuất khẩu sang Trung Quốc chắc chắn còn tăng cao hơn nữa, và điều ý nghĩa là Việt Nam đã xuất khẩu ngược trở lại Trung Quốc, một thị trường đối thủ của ngành giày dép Việt, cho thấy lợi thế xuất khẩu của Việt Nam trong ngành giày dép.

Ngành da giày đã và đang tiếp tục khẳng định được vị trí xuất khẩu Top 4 nước sản xuất giày dép lớn nhất thế giới, sau Trung Quốc, Ấn Độ, Brazil và là nước xuất khẩu đứng thứ 3 trên thế giới, chỉ sau Trung Quốc và Italia, bà có thể chỉ ra nhưng thách thức mà ngành đang phải đối mặt?

Phí nhân công cao, xu thế áp dụng tự động hóa và chính sách bảo hộ cũng như sự cạnh tranh từ các quốc gia xuất khẩu khác… tiếp tục là những thách thức lớn của ngành da giày trong năm 2018.

Năm 2018, thách thức đối với các doanh nghiệp da giày là làn sóng công nghiệp 4.0 với bài toán nâng cao năng suất lao động. Khảo sát cho thấy, 75% doanh nghiệp da giày rất khó khăn trong việc đầu tư ứng dụng tự động hóa, chỉ có khoảng 20% bắt đầu ở quy mô nhỏ và dưới 5% là đang có kế hoạch xây dựng.

Ngoài ra, chính sách bảo hộ cũng là một thách thức lớn với ngành, chẳng hạn như Anh rời khỏi EU đã ảnh hưởng trực tiếp tới xuất khẩu da giày. Qua số liệu càng thấy rõ, năm 2016 có những doanh nghiệp da giày bị suy giảm đơn hàng đến 50% thì càng thấy rằng chính sách bảo hộ tác động tiêu cực đến ngành như thế nào.

Cạnh tranh từ các quốc gia xuất khẩu giày dép như Băngladesh, May anmar cũng có nguy cơ rất cao khi mà chi phí nhân công của họ rất thấp lại được hưởng lợi ưu đãi thuế quan GSP từ EU, dẫn đến một số đơn hàng sản phẩm đơn giản đã rời khỏi Việt Nam để tới gia công tại các quốc gia này.

Vậy, ngành da giày đang có những chuyển động theo hướng nào để gia tăng cạnh tranh trong năm 2018 và những năm tới, thưa bà?

Có 3 định hướng được triển khai rất rõ trong ngành da giày để cạnh tranh tốt hơn. Theo đó, các doanh nghiệp đang khắc phục chi phí nhân công cao bằng việc dịch chuyển nhà máy về các vùng có lao động để hạ chi phí sản xuất. Thật ra giải pháp này đã được triển khai mạnh trong giai đoạn vừa qua. Đơn cử, từ 2010-2016 ngành đã dịch chuyển nhà máy từ thành phố về vùng ven, cụ thể là dịch chuyển từ Đông Nam về tây Nam, sản lượng ở khu vực Đông Nam hiện gần 70%, với dân số 20 triệu người thì việc di chuyển về phía Tây Nam với dân số 18 triệu người là một lợi thế rất tốt cho DN để đầu tư mở rộng sản xuất.

Giải pháp nữa là đầu tư phát triển công nghiệp hỗ trợ. Từ 2010-2015, sản xuất túi xách đã tăng lên 1,85 lần và sản xuất giàydép tăng 1,79 lần, như vậy tốc độ tăng trưởng của 2 ngành sản xuất này rất lớn, do vậy ngành công nghiệp hỗ trợ cần được đầu tư tập trung phát  triển để nâng cao giá trị gia tăng và chủ động sản xuất cho các doanh nghiệp.

Một định hướng quan trọng nữa là các doanh nghiệp nên sản xuất các sản phẩm có giá trị từ trung bình và cao, không nên sản xuất sản phẩm cấp thấp, vì giá trị xuất khẩu trung bình của giày dép Việt Nam hiện nay gấp 1,7 %  so với giá trung bình của thế giới là 8,84%, như vậy lợi thế cạnh tranh của ta  ở phân khúc này rất tốt và  nên tiếp tục  duy trì.

Tin cùng loại

Thương hiệu nổi tiếng Quốc gia

Tin khuyến mãi

TỶ GIÁ