Ripple - Đồng tiền số không những tăng trưởng gấp 5 lần bitcoin mà còn là startup fintech có tiềm năng đe dọa ngành ngân hàng toàn cầu

Ripple là một startup blockchain tập trung vào việc cung cấp hệ thống thanh toán theo thời gian thực được chống lưng bởi một loạt ông lớn trong đó có Google. Trải qua một loạt các vòng gọi vốn từ angel, seed đến series A, B và VC, Ripple đã thu hút được 93,6 triệu USD - một con số không hề nhỏ đối với một startup thành lập từ năm 2012.

Được giao dịch với mức giá chỉ khoảng 0,2 USD/đồng, nhưng ripple (XRP) đang là đồng tiền có vốn hóa thị trường lớn thứ 3 trên thị trường tiền số, sau bitcoin và ethereum. Kể từ đầu năm đến nay, ripple đã tăng hơn 33 lần - gấp 5 lần bitcoin. Nhưng không chỉ là một đồng tiền số đằng sau ripple còn là một startup fintech có tiềm năng đe dọa ngành ngân hàng trong tương lai mà giới chức ngân hàng cần phải dè chừng.

Ripple là một startup blockchain tập trung vào việc cung cấp hệ thống thanh toán theo thời gian thực được chống lưng bởi một loạt ông lớn trong đó có Google. Trải qua một loạt các vòng gọi vốn từ angel, seed đến series A, B và VC, Ripple đã thu hút được 93,6 triệu USD từ Core Innovation Capital, IDG Capital Partners, Santander InnoVentures, SBI và một số đối tác khác. Đây là một con số ấn tượng đối với một công ty khởi nghiệp mới chỉ được thành lập từ năm 2012.

Đội ngũ lãnh đạo

Theo thông tin đăng tải trên website của công ty, ông Brad Garlinghouse hiện đang là CEO của Ripple đồng thời là thành viên của ban giám đốc của nhiều startup khác trong đó có Animoto và OutMatch. Trước Ripple, Brad là CEO của dịch vụ lưu trữ và chia sẻ file trực tuyến đầu tiên trên thế giới - Hightail. Từ năm 2009-2012, ông là giám đốc mảng ứng dụng khách hàng của AOL. Từ năm 2003-2009, ông đảm nhận vai trò phó giám đốc cấp cao cho Yahoo!. Các phó chủ tịch cấp cao của Ripple có Asheesh Birla (phụ trách mảng sản phẩm), Patrick Griffin (phụ trách mảng phát triển kinh doanh) và John Mitchell (phụ trách mảng sale toàn cầu). Họ đều là những người có kinh nghiệm và từng giữ chức vụ cao trong các công ty lớn. Asheesh từng thành lập một công ty về quản lý nội dung sau đó bán lại cho Thomson Reuters. Anh tiếp tục trở thành phó chủ tịch mảng công nghệ toàn cầu của Thomson Reuters trước khi đầu quân cho Ripple.

Mục tiêu thành lập

Mặc dù ra đời với vai trò là một giao thức thanh toán hỗ trợ các giao dịch bán lẻ, ngoại hối và một số ứng dụng người dùng cuối khác, Ripple mong muốn vươn ra toàn cầu, hướng đến đối tượng phục vụ là các ngân hàng, công ty có nhu cầu chuyển tiền qua biên giới. Tương tự với bitcoin, Ripple xây dựng trên công nghệ blockchain, sử dụng mạng giao dịch ngang hàng P2P cùng với khả năng chống làm giả và có số lượng hạn chế. Khác với bitcoin ở chỗ, Ripple ra đời để hỗ trợ cho Bitcoin chứ không phải trở thành đối thủ cạnh tranh trực diện. Mạng lưới Ripple được thiết kế để phục vụ cho việc chuyển tiền liền mạch không qua đối tượng thứ 3 cho dù là bất cứ loại tiền tệ nào: USD, EUR hay là bitcoin.

Ứng dụng của Ripple

Hứa hẹn là sản phẩm thay đổi ngành ngân hàng, các ứng dụng của Ripple vẫn không ngừng được mở rộng trong đó có thanh toán bù trừ, lưu trữ hồ sơ bồi thường bảo hiểm, xác thực kim cương và nổi bật nhất vẫn là khả năng cung cấp dịch vụ giao dịch và chuyển tiền xuyên biên giới theo thời gian thực một cách hiệu quả. Cho đến nay, chưa có một nhà cung cấp dịch vụ đạt đến mức độ này với một mức phí hợp lý hơn. Nhưng điều đó không có nghĩa là trong tương lai Ripple không có đối thủ.

 

Và mặc dù thể hiện nhiều tiềm năng, là đối thủ đáng gờm cho tất cả các phương thức giao dịch hiện nay nhưng cho đến nay Ripple vẫn chưa được trở thành phương thức thanh toán tốt nhất của Fed. Trong số 12.000 ngân hàng đang vận hành dòng chảy tiền trên thế giới hiện nay thì có 11.000 ngân hàng sử dụng giao thức SWIFT đã cũ và 1.000 ngân hàng đang chuyển dịch sang sử dụng giao thức Ripple. Trong khi nhiều nhà phân tích cho rằng trong tương lai, sớm muộn gì thì Ripple cũng sẽ bắn vào vị trí then chốt của SWIFT trong thị trường tài chính thế giới.

Về phần SWIFT, hiện tại tổ chức này đã có sáng kiến thanh toán toàn cầu của riêng mình với dự án DLT Proof of Concept (PoC) đang bước vào giai đoạn 3. Động thái của SWIFT thể hiện cho nỗ lực cố gắng bắt kịp xu thế mới của thế giới để bảo vệ vị trí hiện tại của mình với vai trò là bộ xử lý thanh toán xuyên biên giới lớn nhất trên toàn cầu.

Tin cùng loại

Thương hiệu nổi tiếng Quốc gia

Tin khuyến mãi

TỶ GIÁ