Đại diện PwC Việt Nam: “Nhà đầu tư Nước ngoài 'ngại' tình trạng một Công ty cơ khí đi mua cổ phần của công ty địa ốc rồi mua cả ngân hàng bán lẻ”

Các NĐTNN khi muốn đầu tư vào một lĩnh vực nào đó tại VN thì họ thấy tình trạng tăng trưởng trong 10 năm qua của các DN Việt Nam là sự đa dạng hóa đầu tư rất lớn, trong đó có cả tình trạng một DN cơ khí đi mua cổ phần công ty địa ốc, ngân hàng.

Nhân dịp Việt Nam đảm nhận vai trò chủ nhà của Diễn đàn Hợp tác Kinh tế châu Á – Thái Bình Dương (APEC) trong năm 2017, nhằm mục tiêu cung cấp kinh nghiệm để đầu tư thành công tại thị trường mới nổi này, PwC Việt Nam mới đây đã tổ chức họp báo để chia sẻ thông tin từ ấn phẩm đặc biệt mang tên “Spotlight on Viet Nam” (Tiêu điểm Việt Nam) đến với các nhà đầu tư trong nước và quốc tế.

5 lĩnh vực ‘hứa hẹn’ hút vốn

Trong ấn phẩm “Tiêu điểm Việt Nam”, bên cạnh nói về động lực phát triển chính của nền kinh tế Việt Nam, PwC đã đi sâu vào những ngành có tiềm năng đầu tư lớn nhất. Theo bà Đinh Thị Quỳnh Vân, Tổng Giám đốc PwC Việt Nam cho rằng, Việt Nam đang 5 lĩnh vực đang có cơ hội tăng trưởng lớn nhất hiện nay.

Đầu tiên là lĩnh vực thuê ngoài quy trình kinh doanh (BPO) đã chứng kiến tốc độ phát triển từ 20% đến 35% hàng năm trong vòng một thập niên qua. Với thị trường còn non trẻ, PwC kỳ vọng thị trường này sẽ còn phát triển mạnh trong những năm tới nhờ vào nguồn nhân lực IT dồi dào hiện nay tại VN.

Thứ 2 là ngành năng lượng mặt trời và năng lượng gió hứa hẹn sẽ tăng trưởng mạnh nhờ nhu cầu điện gia tăng. Hiện nay, nguồn thủy điện trong nước đã gần như khai thác tối đa trong khi các nhà máy điện sử dụng tua bin khí và than thì dựa vào nguồn nguyên liệu đắt đỏ và giới hạn.

Thứ ba là lĩnh vực khách sạn hạng sang. Theo số liệu của JLL, TP HCM chỉ có hơn 1.000 phòng khách sạn mới năm 2017 trong khi con số này ở Manila hay Jakarta là hơn 3.100 phòng. PwC cho rằng, số lượng khách nước ngoài đến du lịch ngày càng tăng và sự tăng trưởng về chi tiêu của tầng lớp trung lưu đồng nghĩa với tiềm năng đầu tư lớn vào ngành khách sạn cao cấp.

Thứ tư là ngành nông nghiệp hiện đại và công nghiệp thực phẩm. PwC cho rằng, Chính phủ đang kỳ vọng vào vai trò của doanh nghiệp trong việc nâng cao trình độ kỹ thuật của nông nghiệp và giúp nông dân tiếp cận công nghệ hiện đại nhiều hơn. Trong khi đó, người tiêu dùng ngày càng chuộng các loại thực phẩm đóng gói và đã qua chế biến với chất lượng và tính tiện dụng cao.

Cuối cùng là lĩnh vực ngân hàng bán lẻ, PwC cho rằng sự rút lui của ANZ khỏi lĩnh vực ngân hàng bán lẻ ở Việt Nam không có nghĩa tiềm năng của ngành này đang kém. Thậm chí, mảng ngân hàng bán lẻ của ANZ đang rất tốt nên được một công ty tài chính Hàn Quốc mua lại. Nhu cầu của hàng loạt sản phẩm ngân hàng bán lẻ được dự báo sẽ tăng cao như bảo hiểm qua ngân hàng hay quản lý tài sản. Điều này là nhờ tầng lớp trung lưu tăng trưởng mạnh.

Làm sao để thu hút NĐTNN?

Trước tiên, để thu hút nhà đầu tư nước ngoài thì các DN trong nước phải hướng đến phát triển bền vững. Ông Grant Dennis, Phó TGĐ phụ trách Dịch vụ Tư vấn Hoạt động của PwC Việt Nam cho rằng, các doanh nghiệp Việt Nam phải ở tâm thế sẵn sàng thay đổi để nắm bắt cơ hội phát triển. Quan trọng là có được một chiến lược kỹ thuật số để nâng cao trải nghiệm cho khách hàng và tối ưu hóa hoạt động kinh doanh.

“Để làm được điều đó, các CEO cần đặt ra những câu hỏi quan trọng cho bản thân như là: cách nào để giúp doanh nghiệp của tôi chuyển biến; làm thế nào đạt được mục tiêu tăng trưởng với chi phí hiệu quả; và làm sao để sự chuyển mình này bền vững?”, ông Grant Dennis nói.

Ông Rrant cho rằng, để phát triển bền vững có rất nhiều phương diện, từ năng lực cạnh tranh, hiệu quả đầu tư cho đến trách nhiệm xã hội,...Nhưng vấn đề theo ông Grant là quan trọng nhất hiện nay đó chính là vấn đề về môi trường.

Khách hàng ở Châu Á và ở khắp nơi trên thế giới bây giờ họ yêu cầu rất lớn về tính bền vững của nguyên liệu và môi trường. Những công ty xây dựng uy tính vững chắc về nguyên liệu và môi trường thì sẽ hoạt động bền vững.

Một ví dụ được Ông Grant đưa ra là ngành đồ gỗ ở VN hiện nay, các sản phẩm ở VN bán rất chạy và tăng trưởng mạnh. Nhưng vấn đề nghiêm trọng phát sinh đó chính là khi nguyền nguyên liệu cạn kiệt và chúng ta không chứng minh được xuất xứ thì khó có thể xuất sang Châu Âu.

 

Ví dụ công ty lớn của Châu Âu như Ikea thì họ yêu cầu các công ty cung ứng phải chứng thực xuất xứ hàng hóa khi đưa vào hệ thống. Trong khi các công ty VN hiện nay đang mua rất nhiều gỗ, khoảng 80% nguyên liệu gỗ từ Lào, Campuchia,…Do đó, các công ty VN phải tính đến phương án trồng rừng, nguyên liệu gỗ nếu không thì không thể bán vào hệ thống của Ikea.

“Tính bền vững yêu cầu phải hiểu rõ yêu cầu của khách hàng. Yêu cầu của khách hàng ngày là gì? Đó là họ càng quan tâm nhiều hơn đến môi trường. Việc xây dựng uy tính dựa trên tiêu chí môi trường thì cũng tạo ra giá trị cho thương hiệu của chúng ta.” Ông Grant nói.

Ngoài vấn đề về môi trường, các rào cản lớn của các DN hiện nay trong việc tiếp cận dòng vốn từ NĐTNN hiện nay là thứ nhất là thông tin. Theo ông Johnathan Ooi, Phó Tổng Giám đốc, Lãnh đạo Dịch vụ Tư vấn Định giá và Tài chính doanh nghiệp PwC cho biết, nhiều DN không lưu trữ đầy đủ thông tin, điều đó khiến việc phân tích, thẩm định (Due Diligence) gặp khó khăn.

Bên cạnh đó, các NĐTNN khi muốn đầu tư vào một lĩnh vực nào đó tại VN thì họ thấy tình trạng tăng trưởng trong 10 năm qua của các DN Việt Nam là đa dạng hóa đầu tư rất lớn. Chẳng hạn như một công ty cơ khí đi mua cổ phần của một công ty địa ốc, rồi mua ngân hàng bán lẻ…Điều đó khiến các Nhà đầu tư tiềm năng cảm thấy rất rối khi đánh giá một công ty đầu tư dàn trải đủ ngành.

Ông Johnathan cho rằng, các DN Việt Nam nên tiến hành tái cấu trúc DN tinh gọn bộ máy, tập trung vào lĩnh vực kinh doanh cốt lõi mới dễ dàng thu hút nhà đầu tư chiến lược nước ngoài hơn.

Tin cùng loại

Thương hiệu nổi tiếng Quốc gia

Tin khuyến mãi

TỶ GIÁ